Sundar Pichai là CEO của Google từ 2015. Tôi thích lý thuyết “con gián” của ông. Có thể hiểu lý thuyết này qua câu chuyện sau:
“Một con gián, không biết từ đâu, bay vào nhà hàng và đậu lên vai một quý bà.
Quý bà vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, bà vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra.
Con gián bay sang đỗ lên vai một quý bà khác. Quý bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn.
Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng.
Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh. Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc”.
Sundar Pichai đúc kết:
“Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián”.
Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Chẳng hạn, nhỏ thì như chuyện: cơm sống, canh mặn; hoặc lớn hơn như chuyện: trẻ con hàng xóm đánh nhau hay anh chồng nhậu say xỉn… Bản thân chúng chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.
Liệu con gián có phải là nguyên nhân dẫn đến màn hỗn loạn mà có phần hơi giả tạo của các vị khách vừa rồi?
Nếu đúng như vậy thì tại sao anh chàng bồi bàn lại rất điềm tĩnh xử lí con gián?
Anh ta xử lí tính huống một cách gần như hoàn hảo, không gây ra bất kì sự lộn xộn nào.
Thực sự nguyên nhân của màn huyên náo vừa rồi không phải là con gián, mà là do khả năng yếu kém của những vị khách không thể kiểm soát được sự quấy rầy vô duyên của con gián khi nó xuất hiện bất ngờ trong khách sạn.
Tự dưng tôi nhận ra rằng không phải là tiếng hét của cha tôi, vợ tôi hay sếp tôi khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc khi phải nghe những lời nói đó.
Không phải là việc tắc nghẽn giao thông khiến tôi bực mình, mà là do khả năng yếu kém của bản thân tôi khi không thể kiểm soát được cảm xúc do con đường tôi đi đang bị tắc.
Không phải vấn đề của tôi là gì, mà là do chính phản ứng của tôi đối với vấn đề đó đã gây ra những lộn xộn cho cuộc đời mình.
Vì thế bài học rút ra từ câu chuyện con gián ở trên là:
Không bao giờ nên “phản ứng” trong đời, mà luôn luôn “ứng phó”.
Những vị khách nọ phản ứng khi bị con gián nhảy lên người, trong khi anh bồi bàn ứng phó với nó.
Phản ứng là những hành động mang tính bản năng, còn việc ứng phó là hành động được thực hiện sau khi đã được suy nghĩ kĩ và có kế hoạch.
Đây thực sự là một cách tuyệt vời để hiểu về cuộc đời.
- BO Bacon st -
0 Post a Comment:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến!
Chúc bạn có một ngày thật vui vẻ.